• Tin tức
  • Chia sẻ kiến thức
  • Hoài Sơn (củ Mài) là gì? Củ Mài Hoài Sơn có công dụng gì đối với sức khỏe?

Hoài Sơn (củ Mài) là gì? Củ Mài Hoài Sơn có công dụng gì đối với sức khỏe?

Củ Mài hay còn gọi là Hoài Sơn có tên khoa học Dioscorea persimilis Prain et Burkill là một loại thực phẩm, đồng thời là một vị thuốc trong y học cổ truyền. Vậy hoài sơn là gì? Thực phẩm này có lợi ích gì đối với sức khỏe? Hãy cùng Lương Việt tìm hiểu ngay qua bài viết dưới đây nhé!

 


Thành phần chính trong củ mài (hoài sơn) là gì?

Thành phần chính trong củ mài (hoài sơn) là tinh bột. Bên cạnh đó, củ mài còn chứa allantoin, mucin (một loại protein nhớt), các axit amin như cholin, arginin và enzyme maltase. Ngoài ra, củ mài còn chứa nhiều loại nguyên tố vi lượng.

Hoài sơn có chứa 63.25% tinh bột, 6.75% chất đạm và 0.45% chất béo. Do đó, củ mài được đánh giá là một loại thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao.


Củ mài hoài sơn có những lợi ích gì đối với sức khỏe?

Củ mài tươi được làm khô là vị thuốc Hoài sơn dùng cho Y học cổ truyền hàng ngàn năm qua. Cho đến ngày ngay, dân gian vẫn lưu truyền các bài thuốc chữa bệnh từ bột củ mài như: bổ tạng, mạnh gân, chữa suy nhược cơ thể, ...

Ảnh 1: Hình thái củ mài dược liệu Dioscorea Persimilis

Ảnh 1: Hình thái củ mài dược liệu Dioscorea Persimilis

Trong củ mài có chứa 18 loại axit amin, tinh bột, chất nhầy, protein, glucose, cholin, saponin, vitamin C… có tác dụng chống lão hóa, tăng cường sức khỏe và cân bằng hệ đường huyết.

Bột củ mài chế biến từ rễ cây củ mài, có tên gọi là hoài sơn, có vị ngọt, tính bình, có tác dụng làm thuốc bổ ngũ tạng, chữa suy nhược cơ thể, mạnh gân xương, cường sinh lực, chữa ỉa chảy, đái tháo đường, gầy yếu, giúp tiêu hoá, suy thận, đau lưng mỏi gối, hoa mắt, chóng mặt, ra mồ hôi trộm, bỏ thận, ích tâm phế.


6 công dụng chính của bột củ Mài (Hoài Sơn) với sức khỏe con người

1. Bồi bổ cơ thể suy nhược sau khi ốm

Theo y học cổ truyền, củ Mài có tác dụng bồi bổ cơ thể bị suy nhược sau khi ốm.

Nguyên liệu cần có: Bột củ Mài 15g, Vừng đen 120g, Sữa bò 200g, Đường đỏ 20g, Đường phèn 100g, Gạo tẻ 30g.

Cách chế biến: Rang chín Gạo và Vừng, nghiền nhỏ rồi cho nước vào quấy đều, lọc lấy nước bỏ bã, trộn với Sữa bò, Đường phèn, đun sôi cùng bột củ Mài, quấy chín hỗn hợp ăn trong ngày.

Công dụng: Bổ tỳ bổ thận, điều trị suy nhược cơ thể cho người mới ốm dậy, gan thận yếu, tóc bạc sớm, táo bón.

Ảnh 2: Cháo - chè củ mài

2. Bột củ Mài chữa còi xương, suy dinh dưỡng

Nguyên liệu cần có: Bột củ Mài 20g, Gạo 50g, 10g Đậu ván trắng, Đường trắng 20g

Cách chế biến: Nấu cháo cho nhừ, cho đậu ván trắng vào, cho bột củ Mài vào. Cuối cùng cho một ít đường, hoặc mật mía nguyên chất vào.

Công dụng: giúp bé lớn nhanh, không còn suy dinh dưỡng còi xương chậm lớn

Công thức này áp dụng cho trẻ chán ăn, chậm tiêu, cho ăn ngày 1 lần, dùng liên tục trong 15 ngày.

Ảnh 3: Củ mài tươi nạo vỏ

3. Bột củ Mài chữa suy nhược cơ thể sau viêm đại tràng, dạ dày, rối loạn tiêu hóa

Nguyên liệu cần có: Bột củ Mài 12g, 16g Sâm bố chính, Bạch truật 12g, 12g Đậu ván trắng, Cườm thảo 12g, vỏ Quýt 6g, hạt Sen 12g, hạt Cau 10g, nam Mộc hương 6g (còn gọi là cây rụt trị ỉa chảy, kiết lị, đầy bụng,...)

Sắc hỗn hợp dược liệu này uống ngày 1 thang, chia làm 2 lần. Dùng trong khoảng 7-10 ngày.

Ảnh 4: Củ mài tươi chế biến các món ăn ngon

4. Bột củ mài chữa chán ăn, khô miệng, táo bón

Nguyên liệu cần có: Bột củ Mài 30g, Gạo nếp 50g, đường muối tùy khẩu vị.

Cách chế biến: Ngâm gạo nếp qua đêm, vo sạch, để ráo, tán thành bột mịn. Trộn đều hỗn hợp bột củ mài với bột gạo nếp. Mỗi lần dùng khoảng 30-60g đun chín và đường trắng.

5. Chữa trẻ em tiêu chảy kéo dài

Áp dụng với tình trạng tiêu chảy kéo dài ở trẻ, phân nhầy có mùi, kiết lị mãn tính, ...

Nguyên liệu cần có: 200g bột củ Mài; 100g mỗi loại bao gồm Củ súng, Hạt sen, Cườm thảo sao khô, tán thành bột. Trộn đều hỗn hợp bao gồm tất cả nguyên liệu trên, mỗi ngày lấy một ít uống cùng nước cơm.

Ảnh 5: Cháo bột củ mài tốt cho người tiêu chảy, kiết lị

Ngoài ra có rất nhiều công thức chế biến món ăn với bột củ mài. Để hiểu rõ hơn về bột củ mài tốt như thế nào, để mua được củ mài chất lượng tốt nhất, bạn có thể tham khảo tại: Bột củ mài nguyên chất.

Tìm hiểu chi tiết về củ mài( củ hoài sơn ) tươi

 

  1. Ý nghĩa tên gọi của củ mài - củ hoài sơn 

Củ mài còn được gọi với các tên khác là sơn dược,củ nâu, mai gừng, củ khoai mài, hoài sơn, củ lỗ. Nó là một trong những thực phẩm mang lại nhiều lợi ích được dùng từ thời xa xưa cho tới bây giờ, thường dùng như một loại thuốc hoặc một loại củ giúp bồi bổ. 

Củ mài tươi là gì? Củ mài được coi là dược liệu rất tốt đối với người dùng, củ khoai mài có thể chữa được rất nhiều bệnh và cung cấp nhiều dưỡng chất. Không những thế củ hoài sơn còn có tên gọi khác là sơn dược là vì những tác dụng của củ mài đem lại như là: bổ tỳ vị, bổ thận, ích tâm phế và chiết xuất vào trong một số vị thuốc hỗ trợ các bệnh liên quan tới đường ruột, tiêu chảy, lỵ, đau lưng, chóng mặt, đổ mồ hôi đêm.

 

  1. Đặc điểm của củ mài( củ hoài sơn ) tươi

. Củ hoài sơn thuộc họ leo, thân cây dài, nhẵn, nhỏ, có góc cạnh màu hồng đỏ.

. Lá cây hình trái tim, mọc xen kẽ và theo cụm nhỏ còn được gọi là lá dái mài. 

. Rễ cây củ hoài sơn dài, nhỏ, đâm sâu xuống dưới đất hàng mét giúp cây được bám chặt. Rễ mọc theo đôi hoặc đơn bao quanh củ, có màu xám hoặc nâu nhạt.

. Hoa của củ hoài sơn thường mọc khác gốc, nở theo chùm nhỏ đơn tính, có màu vàng xanh và nở vào khoảng tháng 7-8 trong năm.

. Quả nang có 3 cánh, hạt có cánh mỏng,màu nâu xỉn.

. Củ hoài sơn có hình trụ dài ăn sâu vào lòng đất, có thể dài tới hàng mét, vỏ ngoài màu nâu, sần sùi, bên trong là phần thịt có màu trắng. 

. Củ hoài sơn được thu hoạch vào mùa hè từ tháng 4-6 khi mà lá cây đã héo và rụng hết. Khi mang về sẽ được rửa sạch và chế biến theo ý muốn.

 

  1. Thành phần dinh dưỡng trong củ mài( củ hoài sơn ) tươi 

Với nhiều lợi ích vì vậy củ hoài sơn là một thực phẩm giàu chất dinh dưỡng thiết yếu. Theo như những nghiên cứu khoa học, củ hoài sơn chứa hơn 50% tinh bột( glucose ), bên cạnh đấy, củ hoài sơn còn chứa  một loại protein thể chất nhờn( mucin ), lipid, allantion, các chất acid arginin và men maltase. 

Trong thời đói củ hoài sơn còn được coi như lương thực thay thế cho gạo và ngô để cung cấp các chất tinh bột, chất béo, chất đạm, là nguồn dự trữ quý, có giá trị dinh dưỡng cao.

Theo một số thông tin khác, củ hoài sơn còn có thêm các men oxy hóa, vitamin C, trong nhầy có acid phytic.

 

  1. Tác dụng của củ mài( củ hoài sơn ) tươi

4.1 Theo y học cổ truyền 

Củ mài có vị ngọt nhẹ, tính bình được dùng như một loại thuốc dùng cho người mất khẩu vị, chán ăn, tiểu đường, hen suyễn. Bên cạnh đấy nó giúp dưỡng vị, sinh tân, bổ tỳ, bổ thận, ích phế, chỉ khát, mồ hôi trộm.

Củ mài còn được coi như vị thuốc bổ, hỗ trợ tim mạch, giảm viêm nhiễm, tăng cường sức đề kháng, bổ phổi, mạnh tỳ vị hư nhược, phế hư ho hư, di tinh, di niệu. Ngoài ra có tính năng dưỡng vị, chỉ tả, ích phế, sáp tinh, đới hạ.

Đặc biệt đối với phụ nữ, củ mài là một bài thuốc rất tốt để giảm đi tình trạng cáu gắt khi ở giai đoạn mãn kinh, rối loạn kỳ kinh, khô âm đạo. Đối với đàn ông thì giúp bổ tinh lực, tăng trọng lượng túi tinh và tuyến tiền liệt.

 

4.2 Theo y học hiện đại

Củ mài được coi là loại củ có chứa nhiều chất hóa học có lợi đối với cơ thể với việc chứa chất mucin, mucin còn được gọi là chất nhày, một chất đóng vai trò quan trọng đối với chức năng của một số cơ quan trên cơ thể và hệ thống miễn dịch. Ngoài ra mucin còn phân tách ra thành protein và carbohydrate khi tan trong nước gặp nhiệt độ và acid loãng. Chất này có tính bổ với cơ thể. 

Bên cạnh đấy lipid có vai trò cung cấp năng lượng cho cơ thể, duy trì nhiệt độ và bảo vệ cơ thể. 

Công dụng củ mài còn được dùng giúp làm lành vết thương ngoài da, sẹo, áp xe nhanh hơn hay các vết rắn rết cắn, đó là nhờ trong củ mài có chứa allantion.

Hơn thế công dụng củ mài còn hỗ trợ một số bệnh như suy dinh dưỡng, suy nhược cơ thể, tăng tuần hoàn máu, thần kinh ngoại biên.

 

  1. Đối tượng sử dụng củ mài( củ hoài sơn )

Với những công dụng củ mài thì nó sẽ thích hợp cho một số trường hợp mắc bệnh như:

  • Người suy nhược cơ thể bị hao tổn khí hư, các chức năng suy giảm như là: dạ dày, thận, phổi,...

  • Cơ thể bị suy giảm thận với biểu hiện lưng đau, mỏi gối, đi tiểu nhiều lần có màu vàng, hoa mắt, ù tai…

  • Bệnh nhân ho thường xuyên, thở khó khăn vào những khoảng thời gian thời tiết thay đổi.

  • Một số người mắc khí hư hàn, người gầy yếu và sợ lạnh.

  • Nam giới thì xuất tinh sớm, di tính hay mộng tinh.

 

  1. Hướng dẫn sử dụng củ mài( củ hoài sơn )

 

6.1 Cách sử dụng củ mài 

Củ hoài sơn thường được dùng dưới hai dạng là dạng bột và thái lát làm thuốc sắc, nó còn được sử dụng như một món ăn trong thời khó khăn. Nhưng ngày nay thì chúng ta chỉ nên dùng 10-20g/ngày. Có thể coi như thực phẩm bổ dưỡng để hầm xương, nấu cháo thịt để tăng vị giác giúp ngon miệng. Đơn giản hơn thì đem đi luộc đến khi củ bở ra sẽ có vị thơm và béo ngậy.

 

6.2 Cách bảo quản củ mài 

Sau khi được thu hoạch về cách đơn giản nhất là sau đó đem để củ mài ở nơi khô ráo thoáng mát, tránh nơi ẩm mốc. Hoặc có thể đem làm sạch, loại bỏ vỏ ngoài rồi cắt khúc cho dễ dùng, sấy khô ở nhiệt độ 60-80 độ hoặc phơi nắng cho đến khi khô hẳn, đóng gói và bảo quản với giấy lót chống ẩm giúp tăng thời gian bảo quản. Sau đấy mang ra xay bột hoặc cắt lát tùy vào mục đích người dùng. Nếu củ bị mọt hãy sấy lại theo nhiệt độ như trên.

 

  1. Một số bài thuốc từ củ mài( củ hoài sơn ) tươi

 

Củ khoai mài được ứng dụng rất nhiều trong đời sống và đặc biệt được dùng phối hợp với một số loại thảo dược khác để cho ra những bài thuốc như:

 

   Chữa tiêu chảy nhiều không khỏi, tiểu nhiều nước vàng, tỳ vị hư suy giảm

Đem củ khoai mài kết hợp với đảng sâm, bạch truật, mỗi loại 10g mang đi sắc nước uống hoặc dùng củ khoai mài để nấu với gạo nên ăn vào bữa sáng giúp đạt được hiệu quả tốt nhất từ củ khoai mài mang lại.

 

  Bị đau đầu, chóng mặt, mệt mỏi toàn thân, lạnh tay chân, chán ăn, vị giác kém.

Đem củ khoai mài 60g, ngũ vị tử- 180g, nhục thung dung- 120g, thỏ ty tử- 90g, thần phục, xích thạch chỉ- 30g, đỗ trọng- 90g. Sau khi chuẩn bị đầy đủ các vị thuốc thì đem đi xay thành bột mịn, sau đó trộn với hồ vo viên bằng hạt nhãn khoảng 1,5-3g, mỗi ngày dùng 1 đến hai viên. 

 

  Suy nhược cơ thể 

Chuẩn bị củ khoai mài, ý dĩ, biển đậu, hạt sen, bạch truật- 12g, vỏ quýt, nam mộc hương- 6g, bố chính sâm- 16g. Tất cả cho vào sắc nước uống, dùng 2 lần/ngày và từ 7-10 ngày.

 

  Trẻ em bị suy dinh dưỡng 

Dùng củ khoai mài, đường trắng- 20g, biển đậu-10g, gạo- 50g và một lòng đỏ trứng gà. Củ khoai mài đã được sấy hoặc phơi nắng khô. Gạo, biển đậu xay thành bột mịn trộn đều với lòng đỏ trứng gà và đem tất cả đun với 200ml nước, để lửa nhỏ, vừa phải. Khi thấy chín thì bỏ đường trắng và đảo đều cho đường tan đều, đều lửa đun thêm một chút cho tới sôi lần hai là xong. Cho trẻ ăn 1 lần/ngày trong 15 ngày.

 

  Phì nhi hoàn 

Chuẩn bị củ khoai mài- 60g, bạch biển đậu, phục linh, sơn tra, mạch nha, đường quy, thần khúc- 45g, sử quân tử- 40g, bạch truật, trần bì- 30g, hoàng liên, cam thảo- 20g. Đem tán mịn thành bột, trộn với mật làm thành viên nhỏ bằng hạt đậu, dùng 3g/ngày. 

 

  Bệnh tiểu đường 

Củ khoai mài- 180g, ngũ vị tử- 350g, thỏ ty tử- 300g, phục linh-40g. Nghiền thành bột mịn trộn với rượu làm thành viên nhỏ bằng hạt đậu. Uống 50 viên cùng nước cơm. 

Hoặc có thể dùng củ hoài sơn- 15g, thiên hoa phấn, thạch hộc- 12g mang đi sắc với 1,2 lít nước. Đợi cho tới khi cạn còn 400ml thì chia ra làm 3 lần uống trong ngày.

 

  Chữa dương ùy, đau lưng, mỏi người

Dùng củ khoai mài, ý dĩ, mạch nha- 100g, phòng đảng sâm, bạch truật- 50g, vỏ quýt, hạt cau- 25g. Xay mịn tất cả, trộn với cao sao vàng thành viên hoặc để bảo quản nơi khô ráo, dùng 16-20g bột/ngày.

 

  Bổ thận, di mộng tinh, sợ lạnh

Chuẩn bị đầy đủ những nguyên liệu như củ hoài sơn- 10g, phục linh- 6g, trần bì- 5g, đem tất cả đi sắc với 700ml nước, uống 2-3 lần/ngày.

 

  1. Món ngon từ củ mài( củ hoài sơn ) tươi

 

8.1 Cháo củ hoài sơn nguyên chất là món ăn bổ dưỡng và cách chế biến cực đơn gian.

  Nguyên liệu cần chuẩn bị bao gồm: Củ hoài sơn, gạo trắng, gia vị( bột canh, hạt nêm,..)

  Cách nấu cháo củ hoài sơn:

Bước 1: làm sạch củ hoài sơn bằng nước, lột vỏ và cắt khúc. Sau đó cho vào chảo rang cho đến khi ngả vàng rồi đem xay nhuyễn.

Bước 2: Cho gạo vào nồi nấu thành cháo, đến khi cháo chín thì cho củ hoài sơn đã xay vào khuấy đều tay. Thêm gia vị sao cho vừa ăn.

 

8.2 Cháo củ hoài sơn

Nguyên liệu cần chuẩn bị bao gồm: Hoài sơn, bột củ mài, gạo nếp

 Cách nấu cháo củ hoài sơn:

Cho toàn bộ nguyên liệu vào nồi, đổ lượng nước vừa đủ, rồi đun sôi đến khi đặc sệt, chín mềm. Thêm gia vị vừa đủ ăn là chúng ta đã có một món cháo thơm ngon và bổ dưỡng.

8.3 Làm các loại bánh từ hoài sơn

Qúy khách tham khảo các món bánh ngon từ hoài sơn qua đường link sau bấm vào đây 

  1. Những lưu ý khi dùng củ mài( củ hoài sơn ) tươi

Để hoài sơn mang lại tác dụng tốt nhất và an toàn cho người sử dụng, bạn nên chú ý một số điều sau:

-        Hoài sơn có thể sử dụng hàng ngày như một loại củ để nấu ăn hoặc dùng hãm nước uống, nhưng đối với người đang có bệnh thì cần hỏi ý kiến của bác sĩ trước khi dùng nó thường xuyên, vì nó còn là thuốc mãn tính.

-        Trong hoài sơn có chứa một loại estrogen nhẹ ( hormone sinh dục ở cơ thể người ), chất này mang lại nhiều lợi ích đối với nữ giới trong việc giữ gìn dáng vóc và sức khỏe. Bên cạnh đấy nếu một người mắc bệnh về gan mật, có khối u, hơn thế là với phụ nữ đang mang thai hoặc một số bệnh về ung thư cổ tử cung, ung thư vú cần được thăm khám và cho chỉ định từ bác sĩ trước khi dùng. Trong trường hợp đang dùng thuốc tránh thai và các loại thuốc có nguồn gốc từ hormone thì cần chú ý khi dùng chung với hoài sơn.

-        Một số tác dụng phụ khi dùng quá liều có thể gây ra một số bệnh ngược lại như rối loạn tiêu hóa, tăng huyết áp, dị ứng và phản ứng dị ứng, chảy máu dưới da, ảnh hưởng tới gan và thận. Khi cảm thấy cơ thể thất thường và xảy ra hiện tượng như trên cần đến báo cáo và cần theo dõi bởi bác sĩ.

-        Tuân thủ hướng dẫn của các chuyên gia y học hoặc bác sĩ, không tự ý điều chỉnh liều lượng hoặc dùng với các loại thảo dược khác khi chưa hiểu biết và không có sự hướng dẫn từ người có kinh nghiệm.

-        Hoài sơn đặc biệt phù hợp với khí hậu nước ta nên rất phát triển, tuy nhiên không phải ở vùng nào cũng có thể trồng hoài sơn mang lại giá trị dinh dưỡng cũng như năng suất cao nhất. Chính vì vậy việc lựa chọn sản phẩm đạt chuẩn cung cấp đủ chất dinh dưỡng và đặc tính của Hoài sơn Quý Anh Chị, Cô Bác cần hết sức thận trọng để lựa chọn đơn vị cung cấp uy tín được trồng ở vùng trồng phù hợp và tốt nhất

-        Ngoài ra trong quá trình chế biến, để bảo quản được lâu không phải ai cũng biết cách làm, đặc biệt là những loại sấy khô, thái lát. Thường bà con nông dân chỉ mang phơi khô dưới ánh nắng mặt trời là cách phổ biến nhất. Tuy nhiên đây không phải là cách tốt nhất để duy trì hàm lượng tinh chất của Hoài sơn, dễ dẫn đến nấm mốc giảm tác dụng của Hoài sơn. 

Ngoài ra còn một việc hết sức nghiêm trọng nữa là các thương lái, các đơn vị thu mua vì chạy theo Đồng tiền mà bán rẻ lương tâm thu mua tất cả các loại từ củ không tốt, đến những củ kém chất lượng về để chế biến thái lát, sao khô và đặc biệt là sử dụng Lưu huỳnh để bảo quản. Việc này hết sức nguy hiểm đến tính mạng của người bệnh khi ham rẻ sử dụng loại này. Cần tỉnh táo sử dụng sản phẩm từ các nhà vườn Uy tín, đã có kinh nghiệm nghiên cứu nhiều năm trong chế biến và bảo quản sản phẩm đặc biệt là vùng trồng sạch.

Xem thêm: Vấn nạn củ mài hoài sơn giả 

-        Giá cả sản phẩm luôn đi kèm với chất lượng, các thương nhân cạnh tranh về giá để đạt lợi nhuận cao nhất sẽ không bao giờ đề cao các giá trị nhân văn khác. Mà chỉ lợi dụng củ Hoài sơn để mang lại lợi nhuận cao nhất cho bản thân. Quý khách hàng là người đang gặp các vấn đề về sức khỏe hãy thận trọng khi tìm hiểu cũng như lựa chọn nhà cung cấp Uy tín, có giấy chứng nhận chất lượng, đặc biệt là hợp tác cũng như công khai thông tin tới các cổng thông tin của nhà nước như Bộ công thương, Sở Khoa học và công nghệ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Đã tham gia hợp tác cung cấp cho các dự án lớn và các tập đoàn yêu cầu khắt khe về chất lượng. 


Sau khi tìm hiểu, hoài sơn là loại thảo dược có nhiều lợi ích cho cơ thể và thường mọc hoang ở nhiều nơi trên nước ta cũng như sự thận trọng trước khi dùng để mang lại hiệu quả và an toàn cho chúng ta. Hy vọng bài viết này đã cung cấp đầy đủ thông tin để bạn rõ hơn về hoài sơn trong cách sử dụng cũng như tác dụng của nó mang lại.

Xem thêm: giới thiệu nông trại hoài sơn đạt chuẩn chất lượng

Tin tức liên quan

Công dụng của Hoài sơn sấy lát

♥️ Củ mài lát khô sạch không chất bảo quản (không sấy lưu huỳnh) nhìn đã thấy rất đẹp

♥️ Ngoài dùng là thuốc bổ thận khí, bổ tỳ khí thì củ mài lát được dùng để nấu cháo cho em bé, nấu cháo cho người cao tuổi. Hầm gà, nấu canh xương, hầm gà, lẩu dê, ... Hấp cơm, đồ xôi....

♥️ Là thức ăn rất tốt cho người rối loạn chuyển hoá: tiểu đường, người thận hư, người thừa cân, người bệnh và người bệnh cần phục hồi sức khoẻ

♥️ Hoài sơn giúp cho trẻ tỳ hư (biếng ăn) trở nên ăn ngon, ngủ ngon, cơ thể tăng cân vừa phải và săn chắc

♥️ Người tập Gym nhiều năm không giảm mỡ, không tăng cơ nguyên nhân đều do tỳ hư, dùng hoài sơn 1 tháng liền chắc chắn kết quả sẽ rất tốt

♥️Lương Việt đang chuẩn bị thu hoạch vụ mới, có giá tốt cho khách đặt hàng sớm số lượng lớn

Quý khách tham khảo thêm các thông tin về Hoài sơn sấy khô lát và đặt mua Hoài sơn sấy khô lát tại Hoài sơn sấy lát Lương Việt.

 

Củ Mài (Hoài Sơn) chuẩn dược liệu nhận biết bằng cách nào?


  • Hiện nay 1 số đơn vị gọi củ Mài tươi (Khoai Mài tươi) là củ Hoài Sơn; gọi cây củ Mài là cây Hoài Sơn. Cách gọi này không đúng theo khoa học. Thực tế, Hoài Sơn là chế phẩm được chế biến hay bào chế dạng khô từ củ Mài. Không có tên gọi nào là cây Hoài Sơn, cũng không có củ nào là củ Hoài Sơn tươi. Hoài Sơn là một vị thuốc trong Y học cổ truyền, là củ Mài tươi sau khi sấy khô, cơ bản nhất dưới dạng bột tán mịn, lát (sấy khô) và cắt khúc (sấy khô).
  • Về mặt Dinh dưỡng, các loài tương tự với củ Mài (củ cọc, củ mỡ, củ cọc rào ...) không có giá trị như củ Mài (Dioscorea persimilis Prain et Burkill) nhưng vẫn có thể dùng làm thực phẩm và chăn nuôi. Về mặt Dược tính có thể chế biến thành Hoài Sơn nhưng không có giá trị cao về thành phần Dược tính.

Cách làm món chè Củ Mài nếp cẩm

Củ mài bở thơm bùi, nấu cùng gạo nếp cẩm đẹp mắt, hòa thêm đường thốt nốt ngọt ngào đem đến tô chè củ mài ngọt lành và vô cùng thanh mát!

Nguyên liệu gồm:

  • Củ mài: 100 gram
  • Gạo nếp cẩm (nếp than): 50 gram
  • Đường thốt nốt: 3 – 4 thìa cà phê
  • Nước cốt dừa, dừa nạo: tùy thích
  • Nước lọc: 2 lít

 

Cách làm bánh Củ Mài Hoài Sơn phủ cơm dừa đổi món cho cả nhà


Bánh củ mài là món ăn quen thuộc và là đặc sản của một số vùng núi ở Việt Nam. Bánh được làm từ thành phần chính là Củ Mài (củ Hoài Sơn). Bánh Củ Mài có vị thơm ngậy, bánh mềm, ăn không ngán. Bạn có thể tự tay làm món bánh củ mài thơm ngon hấp dẫn chỉ bằng một vài bước đơn giản ngay tại nhà. 

Nguyên liệu làm bánh củ mài phủ cơm dừa: Củ mài tươi: khoảng 500gr; Cơm dừa nạo sợi; Đường cát trắng: 50gr

 

(Click vào ảnh bài viết để xem chi tiết)

  • ăn củ mài rất tốt cho sức khỏe
  • giới thiệu cây củ mài hoài sơn tại trang trại lương việt
  • ăn củ mài có 5 lợi ích để bảo vệ đường ruột và giảm lượng đường trong máu
  • lợi ích tuyệt vời của củ mài (hoài sơn) đối với sức khỏe con người
  • củ mài hay củ hoài sơn? vấn nạn củ mài hoài sơn giả
  • Chat hỗ trợ
    Chat ngay
    0975843648