Củ Mài (Hoài Sơn) chuẩn dược liệu nhận biết bằng cách nào?


  • Hiện nay 1 số đơn vị gọi củ Mài tươi (Khoai Mài tươi) là củ Hoài Sơn; gọi cây củ Mài là cây Hoài Sơn. Cách gọi này không đúng theo khoa học. Thực tế, Hoài Sơn là chế phẩm được chế biến hay bào chế dạng khô từ củ Mài. Không có tên gọi nào là cây Hoài Sơn, cũng không có củ nào là củ Hoài Sơn tươi. Hoài Sơn là một vị thuốc trong Y học cổ truyền, là củ Mài tươi sau khi sấy khô, cơ bản nhất dưới dạng bột tán mịn, lát (sấy khô) và cắt khúc (sấy khô).
  • Về mặt Dinh dưỡng, các loài tương tự với củ Mài (củ cọc, củ mỡ, củ cọc rào ...) không có giá trị như củ Mài (Dioscorea persimilis Prain et Burkill) nhưng vẫn có thể dùng làm thực phẩm và chăn nuôi. Về mặt Dược tính có thể chế biến thành Hoài Sơn nhưng không có giá trị cao về thành phần Dược tính.

♻️☘️???? CỦ MÀI HAY CỦ HOÀI SƠN❓ MÀI THẬT, MÀI GIẢ ⁉️

✅ Củ Mài là dược liệu quý ghi danh đầu bảng trong “Thần nông bản thảo”, được dùng nhiều trong các bài thuốc Đông y hơn 2000 năm qua. Ngoài giá trị về mặt Dược liệu, Khoai Mài có giá trị cao về mặt dinh dưỡng. Cụ thể, trong 100G bột Hoài sơn nguyên chất (YamGreen Lương Việt) chứa 361Calo, 0.34g chất Béo, 8.04g Đạm, 1.47g Đường, 9.64g Xơ cùng hàng loạt Axit amin, men Oxy hóa, Vitamin và nhiều nguyên tố vi lượng… Đã từ lâu, nhiều nước Châu Á, Châu Phi,... đặc biệt là Nhật Bản, Hàn Quốc và Trung Quốc dùng Khoai Mài như thực phẩm ăn hàng ngày. Nhiều quốc gia quy hoạch Khoai Mài thành từng vùng phát triển để cung cấp ra thị trường phục vụ nhu cầu thực phẩm hàng ngày.

✅ Theo Y học cổ truyền, Khoai Mài có tính bình, tác dụng trực tiếp với kinh mạch, phổi, tỳ, thận. Khoai Mài có công năng kiện tỳ, bổ phổi, bổ tỳ vị, bổ thận tráng dương, bổ tinh, sáng tai, ích ngũ tạng, cường tráng cơ xương, kéo dài tuổi thọ và xoa dịu tinh thần. Chữa tỳ vị hư nhược, suy nhược; chán ăn, tiêu chảy, kiết lỵ kéo dài; phổi khí thiếu, khô, đờm suyễn và ho; thận khí suy giảm, đau yếu thắt lưng và đầu gối, yếu chi dưới, khát nước, đi tiểu nhiều lần, tiểu đêm và xuất tinh sớm, tiết dịch âm đạo; da bị đục, sưng đỏ, béo phì, bệnh nhân tiểu đường và các bệnh khác. Nhiều nghiên cứu chỉ rõ giá trị dinh dưỡng trong Khoai Mài rất cao, giàu Amylase, Protein, Vitamin,... Khoai Mài có nhiều tác dụng cho việc phòng, hỗ trợ chữa và trị bệnh.


????☘ CỦ MÀI HAY CỦ HOÀI SƠN⁉️

✅ Hoài Sơn là một vị thuốc trong Y học cổ truyền được bào chế từ rễ (củ) cây củ Mài. Trong hầu hết các bài thuốc Đông Y thành phần luôn có Hoài sơn. Ngày 30 tháng 10 năm 2013, Thủ tướng Chính phủ có văn bản số 1976/QĐ-TTg, về việc Phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển dược liệu đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030, Củ Mài là một trong những Dược liệu quý được đưa vào quy hoạch phát triển thành vùng trồng.

✅ Hiện nay nhiều người gọi củ Mài (Khoai Mài) là củ Hoài Sơn hoặc cây Hoài Sơn là không đúng, thực tế Hoài Sơn là thành phẩm được chế biến hay bào chế từ củ Mài chứ không phải là một loài cây. Thành phẩm của củ Mài cơ bản dưới dạng bột, lát và cắt khúc (sấy khô).

Cách gọi ĐÚNG như sau:

???? “Bột củ Mài” gọi là “bột Hoài Sơn”;

???? “Củ Mài thái lát khô” gọi là “Hoài sơn lát” hay “lát Hoài Sơn”;

???? “Củ Mài khô cắt khúc” gọi là “Hoài sơn cắt khúc”;

 

Hình ảnh: Củ Mài Hoài Sơn canh tác tại trang trại nông sản dược liệu Lương Việt

 

✅ Theo Dược điển Việt Nam IV, củ Mài hay còn gọi là Hoài Sơn (sau khi bào chế) có tên khoa học Dioscorea persimilis Prain et Burkill, thuộc họ Củ nâu (họ thực vật một lá mầm bao gồm khoảng 8-9 chi với 750-785 loài). Thân rễ cây Củ mài cạo vỏ, sơ bộ chế biến rồi sấy khô ta được vị thuốc Hoài sơn hay còn gọi là Sơn dược. Cái tên “Sơn dược” ý chỉ đây là một loại dược liệu quý miền sơn cước (miền núi).

✅ Hiện nay nhiều nơi gọi tên một số loài cùng họ củ Nâu gắn với chữ Mài, gọi như vậy không đúng, Củ Mài (Khoai Mài) chỉ có một loài duy nhất có tên khoa học là Dioscorea persimilis Prain et Burkill mà thôi. Theo phân bố sinh thái, củ Mài (Dioscorea persimilis Prain et Burkill), được thừa nhận trong Dược điển IV và theo văn bản số  1306/BYT-YDCT ngày 17 tháng 03 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Y tế, củ Mài (Hoài sơn) là một trong những Dược liệu có tác dụng phòng và hỗ trợ điều trị viêm đường hô hấp cấp do CÔ VY gây ra là loài dây leo quấn sống lâu năm trong rừng nhiệt đới. Ở Việt Nam, chủ yếu phân bố ở các vùng rừng núi phía Bắc, có thể bắt gặp ở miền trung đến Huế (không nhiều). Củ mài thường được thu hoạch từ tháng 10 đến tháng 4 năm sau.

Do đặc điểm sinh thái, loài Dioscorea persimilis Prain et Burkill không phân bố ở các tỉnh từ Đà Nẵng trở vào các tỉnh miền trong của Việt Nam.


????☘ ???? MÀI THẬT MÀI GIẢ, HOÀI SƠN THẬT HOÀI SƠN GIẢ

✅ Do đặc điểm sinh thái, ở Việt Nam, củ Mài chủ yếu phân bố ở các vùng rừng núi phía Bắc, có thể gặp ở miền trung đến Huế (không nhiều), không phân bố ở các tỉnh từ Đà Nẵng trở vào các tỉnh phía Nam của Việt Nam. Nói như vậy để khẳng định, các loài được đặt tên gắn liền với cây Củ Mài hay gọi là cây Hoài Sơn (gọi sai) phân bố từ Đà Nẵng trở vào các tỉnh phía Nam và một số tỉnh Tây Nguyên của Việt Nam không phải là cây Khoai Mài Dược liệu (Dioscorea persimilis Prain et Burkill) chỉ là loài tương tự (Dioscorea Alata) trong họ củ Nâu mà thôi.

???? Vấn nạn thật-giả liên quan đến cây Củ Mài trong khoảng 10 năm gần đây được nhắc đến nhiều. Ở Việt Nam, nhiều loài thuộc chi Dioscorea có hình thái thực vật tương đối giống nhau, nên dễ gây nhầm lẫn. Thân rễ một số loài sau khi chế biến thành vị thuốc có hình dáng, thể chất rất giống nhau, nên khó phân biệt. Xuất phát từ giá trị của cây củ Mài và liên quan đến vị thuốc Hoài Sơn trong Y học cổ truyền, nhiều nơi đánh đồng (đánh tráo khái niệm) tên gọi một số loài khác với cây Khoai Mài. Về định danh, nhiều nơi còn phân ra Mài Nếp, Mài Tẻ, Mài Cơm, Mài Cọc, Mài Cao Sản,…


✅ Không như những loài tương tự khác trong họ Củ Nâu, cây củ Mài Dioscorea persimilis Prain et Burkill khi chuyên canh năng suất trung bình thấp hơn. Một số loài khác trong họ củ Nâu có loài năng suất từ 90 tấn đến 100 tấn/1ha (loài này trồng nhiều nơi ở Miền Nam và Tây nguyên Việt Nam). Nhiều nơi sử dụng những loài cùng họ để chế biến thành vị thuốc Hoài Sơn để giảm giá thành. Năm 2018, một cơ sở chế biến ở Đồng Nai còn sử dụng Khoai Mì để chế biến thành Hoài Sơn bị phanh phui. Về mặt Dinh dưỡng, các loài tương tự (củ cọc, củ mỡ, củ cọc rào ...) không có giá trị như củ Mài (Dioscorea persimilis Prain et Burkill) nhưng vẫn có thể dùng làm thực phẩm và chăn nuôi. Về mặt Dược tính có thể chế biến thành Hoài Sơn nhưng không có giá trị cao về thành phần Dược tính.

✅ Cây củ Mài Dioscorea persimilis Prain et Burkill có thể nhận biết qua hình thái thân, lá và phân bố sinh thái (xem ảnh đính kèm bài viết). 

???? Chủ yếu phân bố ở các vùng rừng núi phía Bắc, có thể gặp ở miền trung đến Huế (không nhiều). Củ Mài được trồng vào đầu mùa Xuân và thường được thu hoạch từ tháng 10 đến tháng 5 năm sau;

???? Thân cây hơi có cạnh, dạng hình lục lăng, khi trưởng thành thân cây to từ 2mm đến 3mm;

???? Lá mọc so le, hình tim dài, đầu nhọn, nhẵn, dài 8-10 cm, rộng 6 - 8 cm, gân lá 5 - 7, toả ra từ gốc, cuống lá dài 1,5 - 3,5 cm.

???? Cụm hoa mọc thành chùm ở kẽ lá gồm nhiều hoa nhỏ, màu vàng, hoa đực và hoa cái khác gốc; bao hoa có 6 phiến dài bằng nhau; nhị 6; cụm hoa đực dài 40 cm, cum hoa cái cong, dài 20 cm. Cây Củ mài ra hoa vào tháng 8-9;

???? Quả dạng nang có 3 cánh; khi quả khô, cây không còn lá; hạt có cánh mỏng màu nâu xỉn. Mùa quả từ tháng 8 - 10.

????Hạt có cánh mào;

Hình ảnh: Cây Củ Mài Hoài Sơn canh tác tại trang trại nông sản dược liệu Lương Việt

 

Hình ảnh: Củ Mài tươi vỏ vàng ươm canh tác tại trang trại nông sản dược liệu Lương Việt

-------------------????????????????????????---------------

✅ Với hơn 15 năm gắn bó với cây củ Mài, Lương Việt tự hào là đơn vị tiên phong chuyên canh diện tích lớn cây củ Mài (Hoài Sơn) đúng tên Khoa học Dioscorea Persimilis Prain Et Burkill, được ghi nhận trong Dược điển Việt Nam IV

✅ Lương Việt chuyên canh tác và cung cấp các sản phẩm chế biến giàu dinh dưỡng từ Khoai Mài. Các trang trại, vùng trồng Lương Việt đều chuyên canh theo hướng Hữu cơ, đảm bảo An toàn vệ sinh Thực phẩm đạt chuẩn theo ISO 22000: 2018 với quy trình khép kín từ nông trại đến bàn ăn.

????Nông sản Lương Việt - Nông sản của người Việt./.

????Nhắc đến Hoài sơn, nhớ ngay Lương Việt!

Hoài Sơn dược liệu Lương Việt sấy khô thái lát 

Bột Hoài Sơn dược liệu Lương Việt hòa nước uống liền nguyên chất 100% 

Bột Hoài Sơn dược liệu Lương Việt nấu súp cháo chè nguyên chất 100%

 

Tin tức liên quan

Công dụng của Hoài sơn sấy lát

♥️ Củ mài lát khô sạch không chất bảo quản (không sấy lưu huỳnh) nhìn đã thấy rất đẹp

♥️ Ngoài dùng là thuốc bổ thận khí, bổ tỳ khí thì củ mài lát được dùng để nấu cháo cho em bé, nấu cháo cho người cao tuổi. Hầm gà, nấu canh xương, hầm gà, lẩu dê, ... Hấp cơm, đồ xôi....

♥️ Là thức ăn rất tốt cho người rối loạn chuyển hoá: tiểu đường, người thận hư, người thừa cân, người bệnh và người bệnh cần phục hồi sức khoẻ

♥️ Hoài sơn giúp cho trẻ tỳ hư (biếng ăn) trở nên ăn ngon, ngủ ngon, cơ thể tăng cân vừa phải và săn chắc

♥️ Người tập Gym nhiều năm không giảm mỡ, không tăng cơ nguyên nhân đều do tỳ hư, dùng hoài sơn 1 tháng liền chắc chắn kết quả sẽ rất tốt

♥️Lương Việt đang chuẩn bị thu hoạch vụ mới, có giá tốt cho khách đặt hàng sớm số lượng lớn

Quý khách tham khảo thêm các thông tin về Hoài sơn sấy khô lát và đặt mua Hoài sơn sấy khô lát tại Hoài sơn sấy lát Lương Việt.

 

Cách làm món chè Củ Mài nếp cẩm

Củ mài bở thơm bùi, nấu cùng gạo nếp cẩm đẹp mắt, hòa thêm đường thốt nốt ngọt ngào đem đến tô chè củ mài ngọt lành và vô cùng thanh mát!

Nguyên liệu gồm:

  • Củ mài: 100 gram
  • Gạo nếp cẩm (nếp than): 50 gram
  • Đường thốt nốt: 3 – 4 thìa cà phê
  • Nước cốt dừa, dừa nạo: tùy thích
  • Nước lọc: 2 lít

 

Cách làm bánh Củ Mài Hoài Sơn phủ cơm dừa đổi món cho cả nhà


Bánh củ mài là món ăn quen thuộc và là đặc sản của một số vùng núi ở Việt Nam. Bánh được làm từ thành phần chính là Củ Mài (củ Hoài Sơn). Bánh Củ Mài có vị thơm ngậy, bánh mềm, ăn không ngán. Bạn có thể tự tay làm món bánh củ mài thơm ngon hấp dẫn chỉ bằng một vài bước đơn giản ngay tại nhà. 

Nguyên liệu làm bánh củ mài phủ cơm dừa: Củ mài tươi: khoảng 500gr; Cơm dừa nạo sợi; Đường cát trắng: 50gr

 

(Click vào ảnh bài viết để xem chi tiết)

Ăn Củ Mài rất tốt cho sức khỏe

Theo Y Học Cổ Truyền xưa, củ mài có vị ngọt, tính bình, sử dụng là thuốc bổ ngũ tạng, chữa suy nhược, bổ tỳ vị, ích tâm phế, bổ thận, điều trị các bệnh về đường ruột, tiêu chảy, mỏi lưng, hoa mắt, chóng mặt, đổ mồ hôi trộm, ...
Cây củ mài hay “cây hoài sơn có công dụng gì” là thắc mắc chung mà nhiều người muốn được giải đáp. Dưới đây là những công dụng mà cây củ mài mang lại cho sức khỏe con người:
1. Điều trị bệnh về đường tiêu hóa
2. Củ mài chống viêm dạ dày, trào ngược dạ dày
3. Hỗ trợ trong rối loạn chuyển hóa
4. Tác dụng chống oxy hóa
5. Làm đẹp, ngăn ngừa các vấn đề về da
6. Củ mài giúp hạ huyết áp, giảm nguy cơ đau tim
7. Có lợi cho sức khỏe của phụ nữ
...

  • hoài sơn (củ mài) là gì? củ mài hoài sơn có công dụng gì đối với sức khỏe?
  • giới thiệu cây củ mài hoài sơn tại trang trại lương việt
  • ăn củ mài có 5 lợi ích để bảo vệ đường ruột và giảm lượng đường trong máu
  • lợi ích tuyệt vời của củ mài (hoài sơn) đối với sức khỏe con người
  • củ mài hay củ hoài sơn? vấn nạn củ mài hoài sơn giả
  • Chat hỗ trợ
    Chat ngay
    0975843648